1. Định nghĩa:
Van điện từ là một thiết bị cơ điện
được sử dụng để kiểm soát dòng chảy chất lỏng hoặc khí. Van điện từ hay
còn gọi là solenid valve được điều khiển bởi dòng điện 220V hoặc 24V được điều
hành thông qua một cuộn dây. Khi cuộn dây được cấp điện, một từ trường được
tạo ra, tạo thành lực tác động lên pít tông bên trong các cuộn dây sẽ làm pít
tông di chuyển. Tùy thuộc vào thiết kế của van, pít tông tác động hoặc sẽ
mở hoặc đóng van. Khi dòng điện được ngắt từ các cuộn dây, các van sẽ
trở về trạng thái của nó lúc ban đầu.
Trong van solenoid trực tiếp hành động, pít tông trực tiếp mở ra và đóng
một lỗ bên trong van. Trong van thí điểm hoạt động (còn gọi là
servo-type), pít tông, đóng mở một lỗ thí điểm. Áp lực inletline, được dẫn
qua các lỗ thí điểm, mở ra và đóng con dấu van.
Van
điện từ phổ biến nhất có hai cổng: một cổng vào và một cổng ra. Thiết
kế đặc biệt, cao cấp có thể có ba hoặc nhiều cổng. Một số mẫu thiết kế sử
dụng một thiết kế đa dạng kiểu.
Van
điện từ làm cho tự động hóa các kiểm soát chất lỏng và khí có thể.
Van
điện từ sẽ giúp hệ thống hoạt động nhanh, độ tin cậy cao, tuổi thọ cao đặc biệt
là thiết kế của nó rất nhỏ gọn.
2 . Cấu tạo của van điện từ
Bản vẽ kỹ thuật
van điện từ:
1. Thân van: bằng đồng hoặc
inox
2. Môi chất: Chất lỏng (nước, dầu)
hoặc khí ( khí nén, gas, v,v)
3. Ống rỗng ( Chưa có lưu chất
qua)
4. Vỏ ngoài cuộn hít ( Bảo vệ
cuộn điện)
5. Cuộn từ ( Cuộn dây sinh từ)
6. Dây điện kết nối với nguồn
điện bên ngoài
7. Trục van làm kín ( trạng
thái bình thường lò xo 8 sẽ tác động ép kín, giúp van ở trạng thái thường đóng)
8. Lò xo
9. Khe hở
giúp lưu chất đi qua
3. Phân loại van điện từ:
a. Phân loại theo chức năng: có 2 loại van điện từ
- Van điện từ thường đóng
Là
van điện từ mà ở trạng thái chưa cấp điện thì van sẽ luôn đóng, khi cần van mở
thì chúng ta phải cấp điện cho van, khi đó van sẽ sinh ra lực từ trường từ cuộn
hút ( cuộn điện) và sẽ làm cho van trở về trạng thái mở, để duy trì mở thì
chúng ta cũng phải duy trì nguồn điện cấp vào. Khi chúng ta muốn đóng van thì
ngưng cấp điện thì van sẽ tự động trở về trạng thái ban đầu của van ( tức là trạng
thái đóng)
Van
điện từ thường đóng là loại van rất thông dụng trên thị trường, và đại đa số
người ta thường sử dụng van này. Vì thực tế chúng ta cũng thấy rằng không chỉ
van điện từ nói riêng mà các loại van cơ thông thường khác cũng thế thường ở vị
trí thường đóng, thường khóa, thời gian chúng ở trạng thái này nhiều hơn rất
nhiều so với thời gian chúng ở trạng thái mở
Vậy van điện
từ thường đóng có những nhãn hiệu gì:
Rất
nhiều hãng sản xuất loại van này: Unid, Round star, TPC,
SMC, Danfoss, ODE, v,v...
- Van điện từ thường mở:
Là van điện từ mà
ở trạng thái chưa cấp điện thì van luôn luôn mở, khi cần đóng lại thì chúng ta
cấp điện cho van, khi đó van sẽ sinh ra từ trường đẩy trục làm kín đang ở xa vị
trí làm kín tiến đến vị trí làm kín và giúp van đóng lại.
Van điện từ thường
mở rất hiếm trên thị trường do nhu cầu sử dụng rất ít, nếu có trường hợp bất đắc
dĩ do thiết kế mới cần phải sử dụng tới van thường mở này. Hiện nay hãng duy nhất
có mặt tại Việt Nam có dòng van thường mở này là hãng: ODE - ITALY ( Sản phẩm
này chúng tôi đang là nhà cung cấp)
b. Phân loại theo vật liệu chế tạo van
- Van điện từ đồng
: Unid, TPC, STNC, Round Star v.v.
Đây là loại
van phổ biến nhất và cũng thông dụng nhất, dải sản phẩm cũng đa dạng và đa số
các hãng đều có dòng sản phẩm này
Van dùng
cho nhiều môi trường khác nhau, phổ biến là môi trường nước, khí nén, hơi
- Van điện từ
inox : Unid, STNC, Round Star
Thường được
sử dụng cho môi trường có tính đặc trưng cao: nước thải, nước có hóa chất, v.v.
- Van điện từ nhựa:
K-rain
Loại van
này thường được dùng cho môi trường bên ngoài không khí, chịu ăn mòn cao, hoặc
dùng cho nước thải, nước có hóa chất
c. Phân loại theo điện áp
Trên thị trường
hiện nay có 3 loại van điện từ sử dụng các điện áp khác nhau:
- Điện áp 24 V :
Loại điện áp này khi sử dụng sẽ an toàn cho người vận hành
- Điện áp 220V:
Điện áp này phổ biến ở Việt Nam do nguồn điện cung cấp tiện lợi, và việc sử dụng
nó ở nhiều vị trí, địa điểm khác nhau
- Điện áp 110V:
ít được sử dụng, và cũng rất ít sản phẩm này trên thị trường
d. Phân loại theo Kiểu lắp:
- Kiểu lắp ren -
rắc co: Phổ biến nhất thường dùng cho các size bé: từ DN10 ( Ống D13mm) đến
DN50 ( Ống D60mm)
- Kiểu lắp bích :
Thường ít người dùng, thường dùng cho các size lớn từ DN50 trở lên đến DN150.
Những size lớn hơn nữa thường người ta sẽ sử dụng van bướm điều khiển điện
4. Nguyên lý hoạt động
Là có 1 cuộn điện, trong đó có 1 lõi săt và 1 lò
so nén vào lõi sắt đó, lõi sắt đó lại tỳ vào đầu 1 gioăng cao su. Như vậy, bình
thường không có điện thì lò so ép vào lõi sắt, để đóng van. khi đưa điện vào,
cuộn dây sinh từ trường hút lõi sắt ra, từ trường này đủ mạnh thắng được lò so,
khi đó van mở ra (Loại Van điện từ thường đóng - NC)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét